Mách Mẹ Cách Đối Phó Với Em Bé Khóc Nhè Hiệu Quả Nhất

em bé khóc nhè bearme viet nam

Việc em bé khóc nhè là hết sức bình thường và luôn gặp với những gia đình có bé nhỏ. Tuy nhiên, bé hay khóc nhè, quấy khóc liên tục diễn ra quá nhiều đôi khi lại gây nên sự khó chịu, bực bội cho người lớn. Vậy đối với tình trạng như vậy bố mẹ đã bao giờ tìm hiểu lý do tại sao bé lại như vậy chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì bố mẹ hãy cùng Bearme Việt Nam tìm hiểu những lý do khiến bé nhà bạn thường xuyên khóc nhè và cách đối phó với tình trạng này mẹ nhé! 

2 lý do khiến em bé khóc nhè

Bé ở giai đoạn 2 – 3 tuổi, những cung bậc cảm xúc của bé đã được hình thành khá rõ ràng. Bé sẽ hiểu được những cảm xúc hỉ, nộ, ái, lạc giống như bố mẹ. Và bé sẽ biểu hiện những cảm xúc đó của mình theo một cách đúng với tâm lý của trẻ nhỏ. Có thể bố mẹ sẽ thường xuyên gặp phải trường hợp em bé khóc nhè bởi những lý do mà người lớn như chúng ta không thể hiểu được.

Không giống với những bé sơ sinh, bé 2 – 3 tuổi không khóc liên tục vì những vấn đề như đói bụng, khó chịu khi bỉm dơ, nóng, lạnh,… Những cơn khóc nhè như vậy thường liên quan đến cảm xúc nhiều hơn. Thực sự nếu như vậy, những “cô cậu” đang trong giai đoạn này phải nói là vô cùng nhạy cảm. 

Ngoài ra, bé sẽ có xu hướng đòi đồ chơi, bám theo bố mẹ, đòi những thứ mà bé muốn nhiều hơn khi bé còn nhỏ. Sau cùng nếu không được đáp ứng những nhu cầu, bé quấy khóc, khó chịu và la hét ầm ĩ.

nguyên nhân em bé khóc nhè
Em bé khóc nhè là do đâu?

Lý do thứ nhất khiến em bé khóc nhè

Bố mẹ có thể đã không còn dành nhiều sự quan tâm của mình cho bé như trước. Vì khi bé ở độ tuổi nhất định bố mẹ sẽ bắt đầu quay trở lại công việc còn dang dở trước đó hay bận rộn với mọi công việc trong gia đình. Đối với những bé trong khoảng độ tuổi 2 – 3 tuổi, lúc này bố mẹ thường có xu hướng giúp bé trở nên tự lập hơn trong một số việc. Từ đó, bé có thể hình thành các thói quen tốt, có ích cho sự phát triển của bé. 

Chính vì lý do bố mẹ quá bận rộn và nghĩ rằng nên tạo cho bé thói quen tự lập từ sớm. Và vô số lý do khác nhau khiến bố mẹ không còn thường xuyên dành nhiều thời gian cho bé. Mặc dù còn rất nhỏ và không nghĩ nhiều như người lớn nhưng không thể phụ nhận rằng các bé rất nhạy cảm. Bé vẫn có thể nhận ra được sự quan tâm của bố mẹ dành cho bé dần ít đi và bé cố tình gây chú ý cho bố mẹ bằng cách “mít ướt”.

Với độ tuổi nào đó các bé đã có thể tự mình làm một số việc dưới sự theo dõi của bố mẹ. Nhưng khi mức độ “theo dõi” đó có phần ít đi các bé có thể cảm nhận được và điều đó làm bé cảm thấy lo lắng, tủi thân. 

Lý do thứ hai khiến em bé khóc nhè

Độ tuổi 2 – 3 tuổi là khoảng thời gian mà bé luôn tỏ ra tò mò với mọi thứ, bé muốn tìm hiểu những thứ mới lạ xung quanh bé. Các bé luôn tràn trề năng lượng sẵn sàng đón những điều mới mẻ, thú vị. Đầu tiên, bé sẽ tự mình khám phá, nghịch ngợm mọi thứ xung quanh để thỏa trí tò mò. 

Đến một lúc nào đó, sau những cuộc khám phá, vui chơi bé cảm thấy chán, không thể tự vui vẻ nữa, bé có thể sẽ khóc nhè, khó chịu, bé cần trải nghiệm những điều mới mẻ hơn. Lúc này bé cần sự giúp đỡ của bố mẹ. Những lần em bé hay khóc nhè cũng chỉ là một tín hiệu để bố mẹ chú ý đến bé.

Bố mẹ phải làm gì khi em bé khóc nhè thường xuyên?

Để đối phó với việc em bé khóc nhè, không chỉ đơn giản là dỗ cho bé nín khóc, mà là cả quá trình cải thiện cảm xúc cho bé bằng cách thể hiện tình yêu thương với bé.

vì sao em bé khóc nhè
Cách xử lý khi em bé khóc nhè

Dành nhiều thời gian chơi với bé

Độ tuổi càng lớn, bé đã dần dần tự mình làm một số việc cá nhân như: Tự ăn, đi vệ sinh,… Bố mẹ sẽ không còn phỉa quan sát em 24/24 như trước nữa. Bé tự lập là một điều đáng mừng vì điều này cho thấy bé đang dần trưởng thành hơn từng ngày. Tuy nhiên, không vì vậy mà bố mẹ ỷ lại nghĩ rằng để bé một mình tự lập như vậy vì rất nhạy cảm với sự quan tâm mà bố mẹ dành cho mình. 

Khi bé cảm nhận được sự quan tâm của bố mẹ ít hơn, bé sẽ có xu hướng thu mình lại, có thể khóc nhè để gây chú ý với bố mẹ. Dù bận công việc gì đi chăng nữa, bố mẹ nên dành thời gian để trò chuyện, tâm sự với bé để bé có thể cảm nhận được tình yêu thương. Việc này vừa giúp giảm tình trạng em bé khóc nhè, vừa giúp bố mẹ cân bằng được thời gian xử lý công việc và thời gian dành cho bé. 

Bố mẹ không cần phải dành toàn bộ thời gian để việc chăm sóc bé nhưng bắt buộc phải dành thời gian giao lưu, chơi với bé. Những bé hay khóc nhé chỉ để biểu hiện rằng các bé cần sự quan tâm bố mẹ. Hãy cùng bé vận động nhẹ như tập nhảy, hát, đi dạo công viên,… Hay chơi những trò chơi như tô màu, lắp ráp mô hình,… để bé không cảm thấy cô đơn khi phải chơi một mình, giúp giảm tình trạng em bé khóc nhè.

Xem thêm: Trẻ 2 tuổi khóc đêm không rõ nguyên nhân? Cách khắc phục tình trạng như thế nào?

Tăng khả năng sáng tạo, khơi dậy cảm hứng ở bé

Với các bé nhỏ thường có tính “cả thèm chóng chán”, khi có một món đồ chơi mới bé sẽ rất vui vẻ hào hứng nhưng cũng sẽ nhanh chóng mất đi cảm giác mới lạ, bé thấy chán và muốn một món đồ chơi mới khác. Nếu bố mẹ liên tục mua những món đồ chơi cho bé sẽ dần tạo cho bé thói quen khi bé khóc nhè sẽ đòi bố mẹ mua cho bé. 

Đây là điều không tốt sẽ khiến tình trạng khóc nhè của bé luôn tiếp diễn, hình thành thói quen không tốt cho bé. Các đồ chơi mới này chỉ có thể áp dụng tức thời để dỗ bé ngoan ngoãn nghe lời nên bố mẹ hạn chế áp dụng cách này.

tình trạng em bé khóc nhè
Làm dịu cơn khóc nhè bằng việc vỗ về bé

Tốt nhất bố mẹ hãy cùng bé thay đổi, chỉnh sửa biến những đồ chơi cũ thành những món đồ mới hoặc kết hợp với nhiều loại đồ chơi thành một loại trò chơi mới. Bố mẹ hãy cùng bé sáng tạo để bé có thể phát huy khả năng sáng tạo. Cho bé ra ngoài vui chơi, tiếp xúc với thiên nhiên bằng các hoạt động như tưới cây, dạy bé tên các loại hoa, cây cảnh,…

Trong giai đoạn trưởng thành các bé học hỏi rất nhanh, vì vậy những điều bé không biết đều có thể biến thành trò chơi mới, thú vị khi trẻ học hỏi sáng tạo. Việc đưa ra những gợi ý, hướng dẫn của bố mẹ sẽ dần giúp khả năng sáng tạo, nhanh nhẹn, học hỏi được cách làm mới hoạt động vui chơi. Giúp bé tìm thấy những điều thú vị của cuộc sống ,giảm bớt tình trạng em bé khóc nhè.

Trò chuyện với bé

Đối với những ông bố bà mẹ không có nhiều thời gian chơi đùa, vận động cùng bé thì việc trò chuyện cũng là một cách để bố mẹ dỗ bé khóc nhè rất hiệu quả. Khi trò chuyện sẽ phân tán sự chú ý của bé giúp bé bình tĩnh lại, lắng nghe bố mẹ nói và bé cũng không khóc nhè nữa. Bên cạnh làm giảm tình trạng em bé khóc nhè, khi dành nhiều thời gian để trò chuyện sẽ giúp bé tăng khả năng giao tiếp và rèn luyện kỹ năng phản biện cho bé.

Trên là một số thông tin về lý do em bé khóc nhè, cách giúp giảm tình trạng bé khóc nhè mà Bearme Việt Nam đã tổng hợp và gợi ý đến quý phụ huynh. Hy vọng sau bài viết này bố mẹ sẽ có thêm thông tin cần thiết để bố mẹ biết cách chăm sóc, chơi với bé và giúp bé giảm tình trạng em bé khóc nhè.

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/healthy-baby/art-20043859

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.