Tại sao trẻ hay giật mình khi ngủ? Nguyên nhân và hậu quả khó lường cần chú ý?

tai-sao-tre-hay-giat-minh

Trong những tháng đầu đời, trẻ hay giật mình khi ngủ. Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường nên bố mẹ hoàn toàn yên tâm. Thế nhưng, khi tình trạng này thường xuyên diễn ra, bố mẹ cần theo dõi và tìm hiểu xem trẻ có gặp vấn đề nào về bệnh lý để kịp thời hỗ trợ bé. 

Để giúp bố mẹ hiểu chi tiết hơn về tình trạng trên, bài viết dưới đây sẽ là những nguyên nhân và hậu quả của việc trẻ ngủ giật mình. Từ đó, mang lại cho trẻ giấc ngủ ngon hơn, đủ giấc giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

Tình trạng trẻ hay bị giật mình khi ngủ

Trên thực tế, giật mình khi ngủ là một phản xạ hoàn toàn tự nhiên. Phản xạ khi bị giật mình bởi những âm thanh lớn, những chuyển động mạnh. Tình trạng trẻ hay giật mình thường xảy trong thời gian rất ngắn nhưng lại gây ra một số rắc rối cho bố mẹ. Vì sau khi tình trạng này diễn ra trẻ có thể bị đánh thức khỏi giấc ngủ ngon và làm trẻ khó chịu, quấy khóc. Đối với phản xạ giật mình của trẻ sẽ được diễn ra thành hai giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Cảm giác đầu tiên mà bé có thể cảm nhận được sẽ là cảm giác rơi tự do. Vì vậy, tay và chân của trẻ lúc này sẽ đột ngột duỗi ra và lòng bàn tay của trẻ hướng lên trên
  • Giai đoạn 2: Sau khi duỗi tay và chân, trẻ sẽ theo thói quen trở về tư thế tương tự như thai nhi. Điều này giúp tạo cảm giác an toàn cho bé. 
nguyen-nhan-tre-hay-giat-minh
Tình trạng trẻ hay bị giật mình khi ngủ

Xem thêm: Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ

Nguyên nhân trẻ con hay giật mình khi ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho trẻ hay giật mình khi ngủ có thể nguyên nhân do sinh lý hoặc do bệnh lý gây nên.

Nguyên nhân sinh lý (lành tính)

  • Giật mình là phản xạ tự nhiên đặc trưng và phổ biến của trẻ nhỏ khi mới chào đời. Do trẻ được chuyển qua môi trường mới nên cơ thể sẽ tạo ra phản xạ giật mình để bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm. Đây là phản xạ tâm lý hoàn toàn bình thường nên bố mẹ không cần quá lo lắng. 
  • Tâm lý bất an: Bố mẹ nên thường xuyên quan sát bé, nếu bé cảm thấy sợ hãi, lo lắng sẽ rất dễ gặp ác mộng và giật mình. 
  • Môi trường xung quanh trẻ cũng là một trong những lý do khiến trẻ hay bị giật mình khi ngủ. Môi trường không được thoải mái, có nhiều âm thanh lớn, ánh sáng quá mạnh. Trẻ đang được ẵm bồng thì bị đặt xuống bất ngờ cũng khiến bé giật mình. 

Nguyên nhân bệnh lý

  • Trào ngược dạ dày: Là một trong những nguyên nhân phổ biến làm trẻ hay giật mình. Đối với trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh hệ thống dạ dày và thực quản chưa hoàn thiện hoàn toàn. Sau khi cho trẻ bú sữa, trẻ rất dễ bị trào ngược lên thực quản làm trẻ hay bị giật mình và khó chịu khi ngủ.
  • Thiếu canxi: Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ giật mình đó là do thiếu canxi. Khi cơ thể thiếu canxi, trẻ thường sẽ kích động hơn bình thường, ngủ không ngon giấc, trẻ quấy khóc, khó chịu.
  • Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh liên quan đến thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, bị tổn thương ở vùng não cũng có thể làm trẻ giật mình khi ngủ.
  • Ngoài ra, trẻ bị viêm họng, viêm amidan làm ảnh hưởng đến đường hô hấp làm trẻ không thoải mái, khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ. Da trẻ bị ngứa, côn trùng cắn cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ hay giật mình khi ngủ. Trẻ bị bệnh tim, cơ thể thiếu máu kéo dài,… dễ bị mơ và làm trẻ hay bị giật mình. tre-hay-giat-minh-khi-ngu

Làm thế nào khắc phục tình trạng trẻ giật mình khi ngủ?

Hậu quả khó lường cần chú ý khi trẻ hay giật mình khi ngủ

Tình trạng trẻ hay giật mình liên tục và quấy khóc cả đêm xảy ra thường xuyên sẽ gây ra những hậu quả khó lường bố mẹ nên biết.

Giảm khả năng nhận thức

Đối với trẻ sơ sinh bộ não rất dễ tổn thương vì từ khi trẻ chào đời vào khoảng thời gian đầu não bộ chưa thực sự hoàn thiện. Sự phát triển của não bộ của trẻ lúc này rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động, yếu tố gây kích thích. Khi ngủ trẻ hay giật mình và quấy khóc suốt đêm thường có khả năng học hỏi và khả xử lý tình huống kém hơn so với những trẻ có một giấc ngủ ngon trong những tháng đầu. Không những thế, tình trạng hay bị giật mình khi ngủ ở trẻ còn gây ra các hệ luỵ khác như: Suy giảm sản xuất hormone tăng trưởng, ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hoá (trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng; ngưng thở; cao huyết áp).

Chậm tăng cân

Một giấc ngủ sâu có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển, phục hồi sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ. Khi trẻ được ngủ sâu, đủ giấc sẽ kích thích tuyến yên tiết hormone tăng trưởng cao hơn so với người bình thường. Vì vậy, điều này sẽ giúp trẻ tăng cân cũng như tăng chiều cao tốt hơn. Ngược lại, nếu trẻ hay bị giật mình, quấy khóc thì chất lượng giấc ngủ sẽ không đủ, không đảm bảo ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

ly-do-tre-hay-giat-minh-khi-ngu
Hậu quả của việc trẻ hay giật mình khi ngủ

Trẻ dễ bị đói, giảm sữa mẹ

Nhiều trẻ bị giật mình thức giấc, trẻ quấy khóc giữa đêm nhưng khi mẹ cho bú sữa thì không chịu ăn. Do trẻ ngủ không ngon giấc, dẫn đến việc hormone tăng trưởng điều hòa cảm giác thèm ăn của trẻ sẽ giảm đi. Tình trạng thường xuyên diễn ra sẽ ảnh hưởng rất nhiều cho trẻ và hệ quả đi kèm là sữa mẹ có thể giảm đi, lâu dài mẹ sẽ bị mất sữa.

Tăng nguy cơ đột tử

Tình trạng trẻ hay quấy khóc thường xuyên, giật mình thức giấc xảy ra cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hệ hô hấp. Nếu trẻ khóc liên tục không dỗ được sẽ gây ức chế hô hấp, ngừng thở và có nguy cơ đột tử rất cao

Để trẻ được phát triển tốt và toàn diện hơn, hy vọng những thông tin mà Bearme Việt Nam đưa ra sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ các vấn đề về trẻ để có thể kịp thời nhận biết được các dấu hiệu không ổn về trẻ nhỏ. Từ đó, có thể đưa ra các hướng giải pháp tốt nhất và không để lại những hậu quả không mong muốn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.