Dính thắng môi ở trẻ là một tình trạng thường dễ gây nhầm lẫn với dính thắng lưỡi. Hiện nay, khá nhiều mẹ bỉm cảm thấy lúng túng khi đối mặt với tình trạng này và không biết nên xử lý như thế nào. Bài viết này sẽ giúp mẹ phân biệt được đâu mới thật sự là tình trạng dính thắng môi ở trẻ và biết được cách điều trị dính thắng môi như thế nào. Hãy cùng BearMe đọc hết bài viết dưới đây để nắm được những thông tin quan trọng mẹ nhé!
Mục lục bài viết
Dính thắng môi ở trẻ là gì?
Dính thắng môi còn có một tên gọi khác là phanh môi, đây là tình trạng môi của trẻ quá dày ngắn và dính chặt vào phần lợi (nướu) của trẻ. Điều này là cho môi trên của trẻ không thể cử động thoải mái như bình thường. Theo các chuyên gia, dính thắng môi không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình bú sữa mẹ của trẻ, làm hạn chế khả năng giao tiếp sau này của trẻ.
Cách nhận biết dính thắng môi ở trẻ
Vậy là cách nào để nhận biết dính thắng môi ở trẻ? Dính thắng môi khó có thể phát hiện nếu mẹ không quan sát bé một cách thường xuyên. Thông thường, khi trẻ gặp phải tình trạng dính thắng môi, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn khi bú sữa mẹ. Mẹ có thể để ý mỗi khi cho trẻ bú để kịp thời phát hiện con em mình có đang trong tình trạng này không nhé!
Bên cạnh đó thì các chuyên gia còn cho biết, dính thắng môi có một số biểu hiện khác như sau:
- Bé gặp khó khăn khi ngậm vú mẹ khi bú
- Trẻ bị mất lực hút khi bú, thỉnh thoảng mẹ sẽ nghe bé phát ra tiếng “tách tách”
- Trẻ khó thở, mệt mỏi vì phải cố sức khi bú
- Trẻ gặp nhiều vấn đề khác về sức khỏe: vàng da, khó tiêu, đau bụng,…
Điều trị dính thắng môi ở trẻ như thế nào?
Dính thắng môi ở trẻ gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của trẻ, còn ảnh hưởng đến ăn uống, giao tiếp nếu không được can thiệp kịp thời. Thông thường đối với tình trạng dính thắng môi, các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về các dịch vụ phẫu thuật, có thể cắt bằng kéo hoặc tia laser, tùy thuộc vào tình trạng của mỗi trẻ.
Một số trẻ chưa đủ điều kiện để phẫu thuật hoặc dính thắng môi ở mức độ nhẹ, mẹ có thể đưa bé đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được những người có chuyên môn hỗ trợ và tư vấn tìm ra phương pháp phù hợp nhất nhé!
Trên đây là một số thông tin về tình trạng dính thắng môi ở trẻ mà mẹ đang quan tâm. BearMe hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho mẹ, giúp mẹ có một nền tảng kiến thức vững chắc đồng hành cùng bé lớn khôn mẹ nhé!