Quá trình cho bé ăn dặm nhận được sự quan tâm từ rất nhiều mẹ bỉm. Nhiều mẹ bỉm tỏ ra thích thú khi được trở thành người bạn đồng hành trong suốt chặng đường phát triển của con. Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé như thế nào? Hãy cùng BearMe tìm hiểu ngay về cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé ngay bây giờ mẹ nhé!
Mục lục bài viết
“Thời điểm vàng” cho bé ăn dặm
Các chuyên gia cho rằng “thời điểm vàng” để cho bé ăn dặm là khi trẻ trên 6 tháng tuổi. Đây là giai đoạn mà sữa mẹ không còn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bé. Cho bé ăn dặm là cách giúp bé giải quyết được cơn đói khi lượng sữa mẹ ngày càng ít đi.
Tuy nhiên, mẹ cũng cần quan sát các biểu hiện của bé để biết rằng bé đã sẵn sàng với việc ăn dặm hay chưa. Một số dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm mẹ nên lưu ý như:
- Bé biết cách dùng miệng để đón lấy thức ăn mà mẹ đưa cho.
- Bé thường xuyên quấy khóc vì đói sau một khoảng thời gian ngắn được mẹ cho bú.
- Cân nặng của bé tăng gấp đôi so với lúc mới sinh.
- Bé có thể tự giữ thăng bằng đầu và tự ngồi được.
- Bé không cần dùng lưỡi để đẩy thức ăn ra ngoài nữa.
- Bé cảm thấy thích thú khi mẹ đưa đồ ăn.
Lời khuyên từ các chuyên gia khi cho bé ăn dặm
Khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm, mẹ không nên cai hẳn sữa mẹ đối với bé. Thay vào đó, các chuyên gia khuyên mẹ nên cho bé bú đủ và chỉ ăn dặm khi bé còn cảm thấy đói. Đây là cách giúp hệ tiêu hóa của bé thích nghi tốt hơn và tránh tình trạng táo bón khi ăn dặm.
Trẻ 6 tháng tuổi chỉ nên ăn dặm 2 lần mỗi ngày để đảm bảo nguồn năng lượng và dinh dưỡng cho bé. Mẹ cần lưu ý không ép trẻ ăn quá nhiều hoặc tuân thủ một lịch trình cố định. Thay vào đó, hãy điều chỉnh theo nhu cầu và cảm nhận của bé.
Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm
Nấu chín, nghiền và xay nhuyễn thức ăn
Khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ, mẹ nên nấu chín thức ăn và ưu tiên các loại thức ăn mềm, xay nhuyễn để bé dễ tiêu hóa hơn. Điều này giúp bé ăn dễ dàng hơn và tránh bị nghẹn.
Kết hợp các nhóm thức ăn
Mẹ nên tìm hiểu về 4 nhóm thức ăn cần thiết cho sự phát triển của bé và dựa theo đó để lên thực đơn:
- Tinh bột: gạo, khoai, mì,…
- Chất đạm: thịt, trứng, cá, tôm,…
- Chất béo: dầu dinh dưỡng, bơ, phô mai,…
- Vitamin và khoáng chất: rau củ, trái cây,…
Cho trẻ ăn đúng giờ
Việc lập kế hoạch cho từng bữa ăn của trẻ giúp ích cho hệ tiêu hóa và hình thành thói quen ăn uống đều đặn cho trẻ.
Tạo động lực cho bé khi ăn
Xây dựng thực đơn phong phú, đa dạng cùng với cách bày trí bắt mắt là một cách kích thích trẻ ăn uống hiệu quả mà mẹ nên áp dụng.
Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm
- Không nên cho trẻ ăn đồ nặng
- Tránh các loại thức ăn gây dị ứng
- Không nên ép trẻ ăn quá nhiều